Sử dụng máy đo đường huyết để không bị đau

Nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường thì chắc chắn sẽ phải sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên. Điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ cảm thấy đau khi lấy một giọt máu ở ngón tay để cho lên que thử. Một số người nói có đau, nhưng họ đã quen với nó, còn những người khác nói rằng họ không hề bị đau.

Vương Đình Anh
Anh VĐ
10:46 13/10/20 trong Tư vấn trang thiết bị y tế
10:46 13/10/20 1.112 lượt xem
Mục lục
Nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường thì chắc chắn sẽ phải sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên. Điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ cảm thấy đau khi lấy một giọt máu ở ngón tay để cho lên que thử. Một số người nói có đau, nhưng họ đã quen với nó, còn những người khác nói rằng họ không hề bị đau.
 
Sau đây là 7 phương pháp đúng để làm cho việc này ít gây đau đớn:
 
1. Tìm một vị trí thoải mái trên ngón tay của bạn để lấy máu.
 
Một số người khi lấy máu ở vị trí giữa của ngón tay thì thường bị đau đớn hơn những người khác. Họ thực sự cảm thấy rất đau và không muốn kiểm tra một lần nữa. Chính vì lý do đó mà chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm để tìm một vị trí thích hợp hơn. Có thể đó là vị trí bên cạnh của ngón tay hoặc một ngón tay bị chai sần sẽ giảm những dấu hiệu đau và thoải mái hơn.
 
2. Tránh chích trực tiếp vào đầu ngón tay.
 
 
Đầu ngón tay là một phần đặc biệt nhạy cảm vì tập trung nhiều dây thần kinh. Nếu bạn chích vào đó thì vết thương sẽ lâu lành và có thể gây đau cho những lần thử máu sau.
Ông Nadine Uplinge, giám đốc của viện tiểu đường Gutman tại Albert Einstein ( Philadelphia) cho biết: “ Một điều cần làm là véo hoặc đặt áp lực vào nơi chuẩn bị lấy máu, như thế sẽ giảm thiểu cơn đau một cách tối đa.”
 
3. Không sử dụng rượu để khử trùng ngón tay của bạn.
 
Vì rượu có tính ăn mòn, nồng độ cồn cao nên sẽ làm khô da, có xu hướng gây ra vết nứt và đau đớn khi thử xong. 
Thay vào đó, hãy rửa ngón tay của bạn bằng nước ấm. Nước ấm sẽ làm mềm da và dịu cơn đau.
 
4. Thay đổi các ngón tay mà bạn lấy máu để thử đường huyết.
 
Nếu phải lấy máu thường xuyên thì bạn nên chọn một cách đánh dấu cho dễ nhớ, để luôn đảm bảo rằng bạn không sử dụng một ngón tay cho nhiều lần thử máu.
Nếu ngón tay của bạn bị đau, bạn không nên sử dụng nó để lấy máu cho đến khi nó lành.
 
5. Không sử dụng lại kim chích máu.
 
Nên sử dụng một lưỡi chích mới ở mỗi lần bạn kiểm tra đường huyết. Thật là ngớ ngẩn nếu bạn sử dụng nó cho nhiều lần thử nghiệm, điều đó chắc chắn sẽ gây đau đớn và có thể bị nhiễm trùng.
 
6. Cố gắng không ép máu từ đầu ngón tay. 
 
Nếu bạn đã chích ngón tay mà vẫn không đủ máu để làm xét nghiệm thì không nên siết chặt ngón tay của bạn cho máu chảy ra. Như thế sẽ làm tổn thương các mô và dây thần kinh ở đầu ngón tay.
Tốt nhất là bạn nên để xuôi tay xuống để máu có thời gian chảy từ từ.
 
7. Tìm một số loại máy đo đường huyết có tính năng đặc biệt.
 
Như các loại máy cần một lượng máu nhỏ hơn hoặc máy đo đường huyết đeo tay.
Loại máy đo đường huyết cổ tay thướng gọi là GlucoWatch, có thiết kế cho phép bạn không cần phải lấy máu. Nó như một chiếc đồng hồ bình thường và không gây đau cho bạn. Tuy nhiên nó rất hiếm và khó tìm mua.
Phát động thi đua 200 ngày đêm hoàn thành dự án mở rộng bệnh viện phổi Quảng Ninh

Ngày 24/2, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh, liên danh các đơn vị nhà thầu đã tổ chức phát động thi đua 200 ngày đêm hoàn thành dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).

15:03 25/02/23 686 lượt xem
Tuyển dụng Nhân viên thiết kế (Hạn nộp hồ sơ: 29/04/2022)

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: NHÂN VIÊN THIẾT KẾ - PHÒNG DỰ ÁN * Lương: 10-15 triệu * Số lượng: 02 người - Nam/Nữ

09:53 05/03/22 1.604 lượt xem
Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Thiết bị y tế H.T.M (HTM Equip) - Chung sức đẩy lùi đại dịch Covid-19 cùng đồng bào Miền Nam

Công ty HTM quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Chính phủ trong hoạt động sản xuất, cung cấp, vận chuyển hàng hoá vào công trình và lắp đặt với phương châm: An toàn, chất lượng, kịp thời; Xác định mục tiêu cao nhất là: “Nỗ lực hết mình cùng các bộ ngành đẩy lùi bệnh dịch”.

12:12 16/08/21 1.615 lượt xem
Tiêu chuẩn ngành Y tế 52TCN-CTYT 38:2005 - Thiết kế khoa phẫu thuật

Tiêu chuẩn được áp dụng để lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế xây dựng cải tạo Khoa Phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung ương trong phạm vi cả nước.

16:26 06/08/21 1.762 lượt xem
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470 : 2012 - Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viên đa khoa

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.

16:02 06/08/21 8.409 lượt xem
Giờ Vàng Cho Cuộc Sống

Bạn có biết, mỗi năm có khoảng 150.000 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, tức là khoảng 400 người chết mỗi ngày

11:57 19/11/20 1.143 lượt xem
Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế - danh mục thiết bị y tế kiểm định

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người (theo Điều 2 Nghị định 36/2016/NĐ-CP).

15:10 17/11/20 2.403 lượt xem
Phân loại trang thiết bị y tế

Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý Trang thiết bị y tế. Trong đó có một Chương nêu rõ việc Phân loại trang thiết bị y tế.

14:30 17/11/20 1.590 lượt xem
Hướng dẫn kinh nghiệm chọn mua máy đo đường huyết

Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết, khi mua cần tìm hiểu kỹ các thông tin sau: nguồn gốc rõ ràng, máy sử dụng đơn giản, lượng máu ít, que thử dễ mua giá cả hợp lý, điều kiện bảo quản và hoạt động, tỷ lệ Hematocrit, tốc độ đo và bộ nhớ, đơn vị đo.  

10:46 13/10/20 1.610 lượt xem
Hotline
091 606 7879
Zalo
091 606 7879
Viber
091 606 7879
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/thietbiytehtm
Facebook
http://facebook.com/thietbiytehtm
Instagram